Nước cứng là gì?
Độ cứng của nước được quyết định bởi hàm lượng chất khóang hòa tan trong nước, chủ yếu là do các muối có chứa ion Ca2+ và Mg2+ . Cụ thể là tổng hàm lượng ion (Ca2+ và Mg2+)>3mg đương lượng/l thì nước được coi là cứng.
Phân loại:
Độ cứng nước được chia làm 2 loại: Độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu
+ Độ cứng tạm thời : Gây ra bởi muối cacbonat và bicacbonat của Ca và Mg. Có thể xử lý bằng nhiều phương pháp đơn giản như nhiệt độ,…
+Độ cứng vĩnh cửu: Gây ra bởi các muối Cl– và SO42- của Ca và Mg và chỉ có thể thay đổi bằng các phương pháp phức tạp và đắt tiền.
Thông thường ta chỉ quan tâm đến độ cứng tạm thời vì nó ảnh hưởng nhiều hơn là độ cứng vính cửu.
Tác hại khi sử dụng:
Độ cứng vĩnh viễn của nước ít ảnh hưởng đến sinh vật trừ phi nó quá cao, ngược lại, độ cứng tạm thời lại có ảnh hưởng rất lớn. Nguyên nhân là vì thành phần chính tạo ra độ cứng tạm thời là các muối bicarbonat Ca và Mg
Khi phản ứng phân hủy xảy ra trong cơ thể sinh vật, các muối này kết tủa trong cơ thể sinh vật sẽ gây hại không nhỏ. Ở con người, chúng là nguyên nhân gây ra sỏi thận và một trong các nguyên nhân gây tắc động mạch do đóng cặn vôi ở thành trong của động mạch. Lưu ý là các muối CaCO3 và MgCO3 là các muối kết tủa và chúng không thấm qua niêm mạc hệ tiêu hóa của chúng ta được, chỉ các muối hòa tan mới thấm được thôi. Vì vậy nước cứng chỉ có tác hại do các muối bicarbonat.
Nước cứng có ảnh hưởng khá lớn đên sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của con người:
- Làm giảm khả năng tạo bọt của xà phòng cũng như giảm tác dụng tẩy rửa do tạo muối canxi không tan, nhanh làm mục vải, hại quần áo, gây khô da, khô tóc.
- Các thiết bị đun nấu, bình nóng lạnh, nồi hơi dễ bị bám cặn, nhanh làm hỏng sản phẩm.
- Lớp CaCO3 hình thành do nước cứng có thể tạo thành 1 lớp cách nhiệt dưới đáy nồi, làm giảm khả năng dân nhiệt và truyền nhiệt, làm tiêu tốn điện năng và gia tăng chi phí.