Nước nhiễm phèn là hiện tượng khá phổ biến trong các nguồn nước giếng hiện nay và nó trở thành mối lo ngại của đa số người sử dụng nguồn nước này để sinh hoạt. Tuy vậy, không phải ai cũng biết bản chất và cách xử lý loại nước này một cách hiệu quả để sử dụng.
Tác hại của nước nhiễm phèn:
“Nước nhiễm phèn” rất có hại cho cơ thể con người khi sử dụng để ăn uống, tắm giặt… Cụ thể,nước nhiễm phèn có chứa nhiều chất mang tính kiềm.
Khi sử dụng nguồn nước nhiễm phèn để tắm rửa dễ làm cho các tế bào da bị khô, phồng và tróc, giặt giũ vệ sinh quần áo để sinh hoạt hằng ngày thì sẽ bị ố vàng, bám phèn, lên quần áo, các góc, các nơi có sử dụng nguồn nước bị nhiễm phèn. Đặc biệt là trong ăn uống hằng ngày sẽ mắc những bệnh về đường ruột, thận,….thậm chí là dẫn đến việc ung thư và các bệnh nguy hiểm khác
Các xử lý nguồn nước bị nhiễm phèn:
Cách đơn giản để làm sạch nước nhiễm sắt là đổ nước vào thùng, khoắng lên nhiều lần rồi để lắng, chắt lấy nước trong.
Có thể dùng phèn chua để xử lý nước nhiễm phèn sắt. Phèn chua giã nhỏ (nửa thìa cho 25 lít nước) đổ vào thùng quấy nhiều lần để sắt và phèn kết tủa lắng dần xuống đáy.
Có thể xử lý bằng phương pháp sục khí, qua giàn mưa và bồn lắng, lọc để khử sắt. Cách làm giàn phun mưa bằng: khoan 150 – 200 lỗ có đường kính từ 1,5mm đến 2 mm tùy theo công suất nhà bạn đang sử dụng. Dưới cùng của bể lọc là lớp sỏi dày khoảng 1 gang, trên lớp sỏi là lớp cát dày khoảng 2,5 – 3 gang tay. Phương pháp này có thể kết hợp xử lý được một số chất khác với hàm lượng thấp như: Hydrogen sulfite H2S, Amoniac, Asen.