Nước có mùi hôi, tanh do đâu?

Nước chính là 1 trong 3 điều kiện tiên quyết để con nguời có thể sống sót, nó có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã cho thấy nguồn nước sạch trên thế giới đang ngày càng ít đi và ô nhiễm trầm trọng.

Nước sinh hoạt hằng ngày đột nhiên có mùi hôi, tanh??

Một trong các ô nhiễm thường gặp phải đó là nước sông ngòi và nước giếng khoan bị nhiễm phèn sắt với hàm lượng sắt trong nước vượt nhiều lần so với Quy chuẩn hiện hành.

 1. Ảnh hưởng của nguồn nước bị nhiễm sắt đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của cộng đồng:

      Sắt hòa tan trong nước là sắt 2 (Fe2+) sẽ gây cho nước có mùi tanh rất khó chịu. Khi sử dụng thì vô cùng nguy hiểm với cơ thể con người.

Nước bị nhiễm sắt sẽ làm cho thực phẩm biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị; làm giảm việc tiêu hóa và hấp thu các loại thực phẩm, gây khó tiêu, nước nhiễm sắt dùng để pha trà sẽ làm mất hương vị của trà, nước nhiễm sắt dùng để nấu cơm làm cho cơm có màu xám [1][5].

  2. Dấu hiệu nhận biết nước bị nhiễm sắt: 

Màu sắc:  Nước nhiễm sắt thường trong, khi hứng trong vật chứa 1 thời gian để tiếp xúc với không khí thì sắt 2 (Fe2+) sẽ chuyển hóa thành sắt 3 (Fe3+) kết tủa tạo màu đỏ nâu 

Mùi vị: Nước bị nhiễm sắt thường có mùi tanh khi ngửi cảm giác rất khó chịu

Trả lời