Thực trạng nước tại đồng bằng Nam Bộ

Hiện nay, tình trạng suy kiệt nguồn nước hệ thống sông, hạ lưu các hồ chứa và nước ngầm ở vùng ĐBSCL đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và là một trong các nguyên nhân dẫn đến sự xâm nhập mặn cho vùng đồng bằng có 3 mặt tiếp giáp với biển như đồng bằng Nam Bộ. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, nước biển Việt Nam cũng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm do sự ô nhiễm từ các lưu vực sông và do các hoạt động phát triển kinh tế vùng cửa sông, ven biển… điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh với việc phần lớn nước thải sinh hoạt không được xử lý, các loại rác như nilong, nhựa dẻo, xốp,… đổ thẳng vào các con sông lớn khiến cho môi trường nước bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.


Theo nghiên cứu từ viện khoa học khí tượng thủy văn môi trường, trong giai đoạn trước thì 50% lượng mưa của khu vực Nam Bộ là mưa axit. Viêc xuất hiện việc này do các nguyên nhân như sau: Khí thải từ các công nghiệp, khói bụi từ các phương tiện giao thông vận chuyển, các nguồn rác khi quá tải được xử lý trực tiếp tại nhà bằng các đốt,…. Tất cả các việc trên đã gây ra hiện tượng mưa axit, tăng hiệu ứng nhà kình, nóng lên toàn cầu.

Kết quả :


Kết quả quan trắc từ Bộ tài nguyên môi trường năm 2013 cho thấy nồng độ vi khuẩn E.coli tại các sông ngòi, kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long đi qua các vùng đô thị như Long Xuyên, Cần Thơ trên sông Hậu, Mỹ Tho trên sông Tiền, Tây Ninh, Mộc Hóa và Tân An trên sông Vàm Cỏ, Biên Hòa trên sông Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh trên sông Sài Gòn đã vượt quá mức cho phép từ 2-5 lần; hàm lượng BOD và COD vượt giới hạn cho phép 1-3 lần; các hợp chất nito và kim loại nặng cũng đều vượt tiêu chuẩn cho phép


Mỗi một tầng đất đều chịu ảnh hưởng ít nhiều sự tác động của việc ô nhiễm nước mặt đặc biệt ở các tầng gần trên cùng và ở vùng gần khu vực dân cư, vùng nông nghiệp phát triển. Đất ở những nơi đây đang ngàng cày bị ô nhiễm, mất chất trầm trọng. Và nếu không có biện pháp xử lý, phóng tránh hợp lý ngay từ bây giờ thì có lẽ sau này chúng ta sẽ cần phải bỏ ra rất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức để cải tạo lại chúng để phù hợp với mục đích tiêu dùng.

Trả lời