Nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm chì

Chì được biết đến là một kim loại có tính độc, gây ung thư cao và rất khó phát hiện chỉ bằng nếm, thử và ngửi. Do đó, nhiều người uống phải nước nhiễm chì hằng ngày mà không hề hay biết. Thường xuyên sử dụng nước bị nhiễm chì sẽ ảnh hưởng không tốt đến tất cả các cơ quan nội tạng trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh, não, thận và nguy cơ gây tử vong cao. Nên việc nguồn nước sinh hoạt trong gia đình mà xuất hiện dấu hiệu của việc nhiễm chì thì chúng ta nên tìm đến các biện pháp, hướng xứ lý thích hợp.

Chì

Vậy nước bị nhiễm chì là như thế nào?

Trong nguồn nước tự nhiên người ta chỉ tìm th;ấy nồng độ chì ở dạng vết, thông thường dưới 5ppb và rất khó có thể nhận biết được chỉ bằng mắt thường. Ô nhiễm chì trong nước ăn uống, sinh hoạt chỉ có thể xuất hiện khi có tác động của con người từ bên ngoài vào nguồn nước. Nước bị ô nhiễm chì sẽ có chứa hàm lượng chì vượt mức cho phép là 0.015mg/lít dựa trên tiêu chuẩn của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ.

Các lý do dẫn đếnviệc nguồn nước bị ô nhiễm:

Nguyên nhân thường gặp nhất là do các đường ống nước lâu ngày bị rỉ sét nên khiến nguồn nước bị nhiễm chì:

Khi đường ống làm từ chì, hoặc kim loại chứa chì bị ăn mòn sẽ giải phóng chì và các ion chì vào trong nước theo nhiều cách khác nhau. Đặc biệt là khi nước có đặc tính hòa tan cao, nếu đường ống mà làm từ chì và đồng sẽ dễ dàng tạo ra hệ pin Galvanic.

Nước đóng chai còn chì, không được xử lý sạch trong khâu sản xuất:

Những dây chuyền sản xuất cũ có thể sinh ra rất nhiều chì hòa vào trong nước trước khi được đổ vào trong chai nhựa để dập nắp. Nếu nguồn gốc chai nhựa đựng cũng từ nhựa tái chế, rẻ tiền thì đây cũng có thể là nguyên nhân khiến nước nhiễm chì.

Nguồn nước ngầm bị nhiễm chì:

Hầu hết các nguyên do kiến cho các mạch nước ngầm bị nhiễm chì là do các chất thải công nghiệp, chất tẩy rửa, thước trừ sâu,…từ các nhà máy công nghiệp thải ra khi chưa được xử lý kĩ càng.

Trả lời